"Rơi tự do: Vụ điều tra Boeing" là bộ phim tài liệu tạo tiếng vang lớn được phát hành trên Netflix vào năm 2022. Tác phẩm này mang tới nhiều cảm xúc cho khán giả khi vén màn những góc khuất về vụ gian lận nghiêm trọng liên quan tới máy bay phản lực 737 MAX, điều đã dẫn tới hai vụ tai nạn máy bay cực kỳ thảm khốc.

Khi nỗi đau bất ngờ ập đến
"Nếu không phải Boeing thì tôi không đi" - đó là một câu nói cổ trong ngành hàng không, khẳng định vị thế hàng đầu và niềm tin tuyệt đối của khách hàng vào Boeing. Tập đoàn khổng lồ này là bảo chứng cho sự an toàn, đáng tin cậy và trải nghiệm hoàn hảo. Thế nhưng rồi, hai chiếc máy bay biến mất khỏi radar, rơi xuống từ bầu trời mang theo sinh mạng của hàng trăm con người.
"Rơi tự do: Vụ điều tra Boeing" mở đầu bằng cách đưa khán giả tới ngày 29/10/2018. Cơ trưởng Bhavye Suneja của hãng Lion Air cùng với vợ của mình là Garima Sethi ngồi ăn, trò chuyện khoảng 30 phút trước khi anh bắt đầu chuyến bay mới. Sau khi chồng rời khỏi nhà, vợ của Bhavye Suneja trở về giường để tiếp tục ngủ.

Garima Sethi, vợ của cơ trưởng Bhavye Suneja.
Chỉ vài tiếng nữa, cô sẽ nhận cuộc điện thoại để biết chồng vẫn bình an. Đó là thói quen thường lệ của họ và nó đã diễn ra rất nhiều lần. Thế nhưng lần này, thứ mà cô nhận được là tin dữ. Chiếc máy bay 737 MAX mà chồng cô cầm lái gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay Jakarta.
19 tuần sau vụ tai nạn ở Indonesia, một chuyến bay của Ethiopian Airlines cũng xảy ra sự cố tương tự. Ngày hôm ấy, Michael Stumo cùng vợ là Nadia đang cùng trải qua một ngày bình thường như bao ngày khác. Thế rồi, bản tin về một vụ tai nạn máy bay xuất hiện. Chiếc máy bay vừa rời khỏi Addis Ababa, Ethiopia. Trước đó, con gái họ là Samya Stumo, cô gái trẻ xinh đẹp, tốt bụng làm việc trong ngành y tế cộng đồng, nhắn tin rằng máy bay của cô vừa hạ cánh ở Addis Ababa và chuẩn bị tới Nairobi. Trực giác của một người mẹ khiến Nadia nghĩ rằng con gái mình ngồi trên chiếc máy bay vừa gặp nạn. Michael Stumo nghĩ không thể nào. Thế nhưng không may, Nadia đã đúng.

Nỗi đau ập đến với Garima Sethi, Michael Stumo và Nadia một cách quá đỗi bất ngờ. Họ không bao giờ nghĩ rằng mình đột ngột sẽ mất đi người thân yêu nhất như vậy. Tất nhiên, họ cũng chẳng phải những người duy nhất phải trải qua tấn bi kịch này. Bởi lẽ, có tới 346 nạn nhân xấu số thiệt mạng trong 2 vụ tai nạn này.
Hành trình đi tìm công lý của người nhà nạn nhân và thái độ từ phía Boeing
Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, hai chiếc máy bay của Boeing - thương hiệu đại diện cho sự an toàn tuyệt đối - đã rơi xuống từ trên bầu trời. Hơn bao giờ hết, người nhà của các nạn nhân cần một câu trả lời thỏa đáng.
Trên mặt báo, những gì họ thấy chỉ là những lời đổ lỗi, có thể là cho hãng hàng không, cho các phi công, nhưng không bao giờ là lỗi thuộc về nhà sản xuất. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Dennis Muilenburg, chủ tịch hội đồng kiếm CEO của Boeing thời điểm đó, liên tục nhấn mạnh về tính an toàn của 737 MAX.

Dennis Muilenburg, cựu chủ tịch hội đồng kiếm CEO của Boeing, người đã từ chức sau sự cố và nhận số tiền 62 triệu USD.
Các cơ quan chức năng sau đó đã vào cuộc. Phía Boeing bị cho là có động thái trì hoãn việc giao nộp các tài liệu nội bộ. Họ thừa nhận hệ thống gặp trục trặc, nhưng vẫn đổ lỗi cho các thành viên tổ bay đã không làm những gì cần thiết. Thậm chí, Boeing còn thực hiện một chiến dịch quan hệ công chúng, thuê các công ty tại Washington nhằm phát đi thông điệp rằng lỗi thuộc về các phi công nước ngoài.
Về phần người nhà nạn nhân, họ phải bước lên một hành trình gian nan trong việc truy tìm công lý cho những người đã khuất, cũng như để đảm bảo sẽ không có gia đình nào phải chịu cảnh chia lìa đau xót như mình nữa.

Michael Stumo nói rằng anh cùng những người nhà nạn nhân khác đã gặp khoảng 55 nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Mỗi lần làm việc như vậy, là một lần họ phải nói về cái chết của người thân mình, cũng là một lần bị nỗi đau dày vò.
"Rơi tự do: Vụ điều tra Boeing": Đằng sau vụ gian lận khủng khiếp nhất lịch sử
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cơ quan điều tra và đơn vị truyền thông báo chí, sự thật từng bước được đưa ra ngoài ánh sáng. Nguyên nhân cốt lõi nằm ở MCAS, hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay được trang bị trên các máy bay 737 MAX của hãng. Thế nhưng, hệ thống này liên quan gì tới những vụ tai nạn?

Quay trở lại quá khứ, Boeing là một tập đoàn có văn hóa báo lỗi. Cythia Cole, kỹ sư có thâm niên làm việc cho Boeing trong 32 năm (1978-2010) chia sẻ:
"Tôi thực sự rất thích làm việc ở đó vì tôi có tiếng nói. Khi có gì đó không ổn, tôi có thể nêu ra mà không sợ bị đuổi. Ban quản trị của Boeing biết an toàn là ưu tiên hàng đầu. Nếu chúng tôi nói không ổn và chưa bay được, chiếc máy bay đó sẽ không được đưa vào sử dụng".

Boeing từng là tiêu chuẩn vàng trong ngành hàng không, được ngưỡng mộ nhờ thế mạnh về kỹ thuật. Thế nhưng rồi, mọi chuyện bắt đầu thay đổi kể từ sau vụ sáp nhập với McDonnell Douglas vào cuối thập niên 1990, theo nhà phân tích hàng không Michael Goldfarb. Văn hóa báo lỗi cũng từng bước biến mất. Giờ đây, tập đoàn này được miêu tả như thể chỉ chạy theo lợi nhuận. Một người tố cáo Boeing đã nói rằng bất cứ ai báo cáo vấn đề thì hoặc sẽ bị đuổi, điều chuyển.
Những áp lực từ việc phải gia tăng giá trị cổ phiếu và cổ tức trên phố Wall, cũng như sự vươn mình mạnh mẽ của Airbus đẩy Boeing vào tình thế họ chưa từng trải qua trước đây. Airbus với mẫu máy bay bán siêu chạy A320neo nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu tăng đã giáng cho Boeing một đòn mạnh mẽ. Và theo lời Michael Goldfarb, gã khổng lồ nước Mỹ hoảng sợ.

Họ cần một thứ "vũ khí" để cạnh tranh với đối thủ nhưng không đủ thời gian để phát triển một phi cơ mới. Vì thế, Boeing quyết định cải tiến mẫu máy bay 737 hiện có. Với mẫu máy bay 737 MAX, hệ thống MCAS được đưa vào. Thế nhưng, họ quyết định giấu chuyện này nhằm tránh việc các hãng hàng không phải đào tạo thêm cho phi công - việc sẽ ngốn một khoản chi phí kếch xù.
Để rồi, khi máy bay gặp vấn đề, các phi công sẽ phải xử lý trên một hệ thống mình không quen thuộc trong khoảng thời gian chưa đến 10 giây. Điều đó đã dẫn tới những thảm họa kinh hoàng, gây ra những vết thương không bao giờ có thể nguôi ngoai cho gia đình các nạn nhân.
Bài cùng chuyên mục
1 Em Xinh Say Hi đứng top 10 nhưng 6 tập rồi vẫn nhạt, như bị cô lập trong show
Em Xinh này cũng đã lên tiếng phản hồi trước những lời nhận xét tiêu cực từ khán giả.
Diva Hồng Nhung: “Trong một năm ung thư, tôi làm sản phẩm bằng nhiều năm hồi trẻ ”
Chỉ trong chưa đầy một năm kể từ ngày phát hiện, Hồng Nhung đã làm concert, viết nhạc, quay MV treo mình trên không 9 mét - chỉ một tháng sau mổ. Quay podcast ngay trên giường bệnh. Thu âm cho một dự án với dàn giao hưởng. Giờ đây, chị không chỉ hồi phục mà còn để sẵn sàng bước lên sân khấu với những thử thách mới.
Đạt G và Cindy Lư trước thềm lễ cưới: "Nếu ngày trước Cindy bỏ bê con để đi hẹn hò thì cả hai không có hôm nay!"
Tình yêu có thể không bắt đầu trong bình yên, nhưng vẫn có thể kết thúc trong dịu dàng - câu chuyện từ yêu đến cưới của Cindy Lư và Đạt G là một hành trình như thế. Trước thềm lễ cưới, cả hai đã ngồi lên cùng nhau, nhắc về những kỷ niệm đã qua và niềm khao khát xây dựng một hạnh phúc sắp tới.
Phương Mỹ Chi khiến tài tử Hoàn Châu Cách Cách sững người, không khép miệng nổi trên truyền hình Trung Quốc
Phản ứng của "Ngũ A Ca" Tô Hữu Bằng khi xem Phương Mỹ Chi biểu diễn trong ngày anh trở lại ghế nóng Sing! Asia gây chú ý.
Nhà Hàng Trung Hoa 9 mang đến những giây phút cảm động và ý nghĩa cho khán giả
“Nhà Hàng Trung Hoa” mùa 9 vừa lên sóng đã khiến khán giả nghẹn ngào: Ngôi sao trẻ ôm nhau bật khóc giữa đất khách, người lại chiếm trọn cảm tình nhờ sự chân thành và kiên cường.
Brooklyn Beckham và Nicola Peltz: Câu chuyện tình yêu và nỗi lo của David và Victoria
Brooklyn Beckham vừa chi mạnh tay mua biệt thự 10 triệu bảng cùng vợ Nicola Peltz ở Mỹ, nhưng Victoria và David Beckham lại lo sợ cậu cả đang dần mất tự do trong chính cuộc hôn nhân của mình.